Pháp An - Chàng họa sĩ trẻ thổi hồn Việt vào tranh Phật

Ngày đăng: Thứ 6 , 09/07/2021 09:38 .
Vừa mang niềm đam mê bất tận với hội họa, vừa là một Phật tử thuần thành, chàng họa sĩ trẻ Pháp An đang ngày ngày hiện thực hóa ước mơ đưa nét đẹp của văn hóa dân tộc vào từng bức tranh Phật. 

Duy Khang luôn 'cháy' với đam mê vẽ tranh Phật
Duy Khang luôn "cháy" với đam mê vẽ tranh Phật

Duyên lành nâng bước đam mê

Ngay từ khi mới 3 tuổi, Đào Nguyễn Duy Khang (pháp danh Pháp An) đã bắt đầu thích vẽ và hay vẽ lại bằng nét bút ngô nghê những hình Phật, Bồ-tát được in trên nhãn của những bó nhang. Theo thời gian, niềm đam mê hội họa ngày càng lớn dần thêm và đã thúc đẩy chàng trai 9X này rời quê nhà Kiên Giang, lên thành phố đăng ký dự thi và sau đó đậu vào trường Đại học Kiến trúc. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình, Khang buộc phải bỏ dở việc học khi chỉ mới sang năm thứ ba để bước vào cuộc mưu sinh.

Được nhận vào làm nhân viên tại một cửa hàng pháp phục Phật giáo, hàng ngày Khang tiếp xúc với hình ảnh Phật, ngọn lửa đam mê nhen nhúm từ thuở nhỏ như lại được thổi bùng lên. Khang bắt đầu nhấc cọ và vẽ nên những bức họa Phật và các vị Bồ-tát đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt có thể nói là vô cùng quan trọng trong cuộc đời.

Vì muốn toàn tâm toàn ý cho công việc, Khang quyết định nghỉ việc ở cửa hàng, ngày ngày nhốt mình trong căn phòng trọ chật hẹp tại quận Bình Thạnh để vẽ. Vậy nhưng thời gian đầu, Khang không tìm được khách mua tranh. Số tiền dành dụm cạn dần buộc cậu phải tạm rời thành phố, về lại quê nhà Kiên Giang để đỡ gánh nặng về chi phí sinh hoạt. Khó khăn là vậy, nhưng với quyết tâm và nhẫn nại, cậu vẫn không lùi bước. Một thời gian sau, Khang trở lại Sài Gòn, bắt đầu kêu gọi vốn đầu tư để thành lập nhóm chuyên vẽ tranh Phật giáo với tên gọi Pháp An.

 

Kinh nghiệm quản lý non nớt, nhóm Pháp An duy trì được khoảng một năm thì tan rã. Một lần nữa, Khang về quê với hai bàn tay trắng. Nhưng chính trong lúc chán nản đến mức muốn từ bỏ hẳn đam mê, sự động viên và che chở của ba mẹ đã khiến cậu giữ được phần nào hy vọng. “Có một khoảng thời gian sau khi công ty bị phá sản, mình cảm thấy chán nản, muốn từ bỏ con đường vẽ tranh. Chính lúc đó, ba mẹ là những người luôn động viên mình tiếp tục thực hiện hoài bão” - Khang xúc động hồi tưởng.

Rồi cũng chính nhờ sự động viên và hỗ trợ của gia đình, một lần nữa, Khang tìm lên thành phố, đem tất cả quyết tâm và hy vọng đặt vào việc xây dựng và phát triển lại thương hiệu Pháp An. Và lần này, thuận duyên đã tìm tới với cậu.

Khang vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu tiên bán được tranh: “Số tiền bán tranh lúc đó không nhiều bằng thời điểm hiện tại, nhưng đối với mình là vô cùng ý nghĩa. Phát hành được sản phẩm khởi đầu là có thêm niềm hy vọng, động lực cho mình phấn đấu tiếp tục trên chặng đường dài phía trước”.

Thổi hồn Việt vào từng nét vẽ

Năm 2017, khi bắt đầu công việc, Khang gần như chỉ nhận chép tranh từ những mẫu sẵn có cho khách hàng. Nhưng dần dà, cảm thấy đây không phải là hướng đi như mong muốn, Khang bắt tay vào việc sáng tác. Khang dành thời gian nghiên cứu kinh điển, văn hóa Phật giáo và nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Để rồi sau đó, cậu nảy ra ý tưởng đưa các chi tiết mang đặc trưng cho văn hóa dân tộc vào trong bức vẽ của mình.

Những bức tranh Phật mà Khang vẽ dần mang những điểm độc đáo: Hình ảnh Bồ-tát Quan Thế Âm hiền hậu trong nếp y lấy cảm hứng từ áo nhật bình thời Nguyễn hay khăn được cách điệu giống với khăn vành dây truyền thống, Phật Thích Ca có bối quang mang đồ án “Rồng chầu lá đề” thời Lý,… Tất cả đều phảng phất âm hưởng văn hóa truyền thống của dân tộc.

 Tính từ lúc bắt đầu cầm cọ, Khang đã tự sáng tác được gần 20 mẫu tranh khác nhau, đều được khách hàng yêu thích. Nói về bức tranh Quan Âm Thị Kính, Khang cho biết: “Mình thích vẽ tranh Quan Âm vì có rất nhiều tư liệu gắn với hình tượng Ngài. Tích truyện Quan Âm Thị Kính là một tích truyện được lưu truyền phổ biến tại miền Bắc, hạnh nguyện của Ngài được kể lại bằng nghệ thuật chèo. Khi sử dụng hình ảnh áo tứ thân của phụ nữ Bắc Bộ để đưa vào tranh, mình thấy được sự gần gũi ở trong tranh”.

Chia sẻ với chúng tôi, Đào Nguyễn Duy Khang cho biết cậu vẫn luôn đau đáu ước mơ Việt hóa tranh Phật để nền hội họa Phật giáo của dân tộc có thêm nhiều nét đặc sắc riêng.

Tác phẩm của Khang
Tác phẩm của Khang

Hạnh phúc khi Phật pháp lan tỏa

Ngoài vẽ tranh Phật, Khang còn thực hiện một việc làm ý nghĩa khác, đó là kết nối các bạn trẻ cùng chí hướng để họa lại chân dung các vị cao tăng trưởng lão. Là người đồng hành với Khang xây dựng nên thương hiệu tranh Pháp An, Đỗ Đức Long (25 tuổi, quê Nam Định) cho biết: “Hồi đầu nhận vẽ các vị sư, mình không biết những vị này là ai hết. Nhưng thông qua tìm hiểu, biết được người mình vẽ là ai, đức hạnh của họ ra sao thì mình cảm thấy nét vẽ của mình có giá trị hơn, bản thân mình cũng an lạc hơn”.

Không gian tại phòng làm việc của Khang và các bạn trẻ trong nhóm Pháp An tràn ngập pháp vị khi xung quanh là hình ảnh đầy bình an của chư Phật, chân dung các vị Hòa thượng, tôn túc khả kính.

Bồ-tát mang đậm hồn Việt
Bồ-tát mang đậm hồn Việt

Đối với các thành viên của nhóm Pháp An, việc vẽ tranh Phật ngoài thể hiện niềm yêu thích và khả năng của bản thân, còn được họ xem như một phương thức tu tập của riêng mình. Khang cho biết: “Ngoài đam mê, đây còn là biện pháp để tu tâm dưỡng tính. Mình vừa vẽ tranh Phật giáo, vừa nghe pháp, nghe nhạc giống như một cách để thiền định, cân bằng lại cuộc sống. Bên cạnh đó, khi lan tỏa được Phật pháp đến nhiều người, mình cũng tìm thấy được rất nhiều hỷ lạc”.

Cũng bởi tìm thấy được nhiều an vui từ việc học, hiểu và áp dụng giáo lý Đức Phật vào đời sống và công việc, nên những hoạt động nằm trong khả năng của bản thân và mang lại lợi ích cho nhiều người đều được Khang tham gia rất tích cực. Vào năm 2019, khi chùa Giác Ngộ (Q.10) đề nghị hợp tác xuất bản tập truyện tranh Phật giáo với tựa đề “Cuộc đời Đức Phật”, Khang và các cộng sự của mình ngay lập tức nhận lời.

Sau một quãng đường dài đã đi qua, với những dự án đã thực hiện và thành công, Khang đã và đang tiếp tục ấp ủ nhiều dự định tốt đẹp mới, đó là “thực hiện, chuyển tải giáo lý của Đức Phật bằng phương pháp đồ họa để Phật pháp có thể dễ dàng tiếp cận với đại chúng hơn, đặc biệt các bạn trẻ. Thông qua hình ảnh đồ họa, kiến thức Phật pháp sẽ không còn khô khan mà sẽ trở nên đơn giản hơn, giúp cho người trẻ nào cũng đều có thể dễ dàng nắm bắt được”.

Ẩn trong một tâm hồn đẹp luôn lấp lánh những ý nghĩ đẹp, đó là điều mà chúng tôi có thể nhận thấy được nơi chàng họa sĩ trẻ Pháp An - Đào Nguyễn Duy Khang.

Lan Anh

Theo Giác Ngộ


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
403( 8 %)
59( 1 %)
24( 0 %)
34( 1 %)
4310( 89 %)
Số người tham gia bình chọn: 4830
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Chu Nhat , 30/03/2025 06:49

Thông báo

Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư HU, Chủ tịch UBND Huyện thăm và chúc mừng Đại đức Thích Chánh Thuần

Chiều 31/5 Đồng chí Nguyễn Xuân Minh-Phó Bí thư H.U, Chủ tịch UBND Huyện  thăm và chúc mừng Đại đức...
Chi tiết »

CHÙA PHÚC LÂM: THÔNG BÁO ĐĂNG KÍ THAM DỰ KHÓA TU MÙA HÈ NĂM 2023

Quý Phụ huynh có con em trong độ tuổi 13-22 có thể tải đơn đăng kí tham dự khóa tu mùa hè năm 2023...
Chi tiết »

Lễ động thổ khởi công xây dựng đền Trần tại chùa Phúc Lâm - Thường Tín - Hà Nội

LỄ KHỞI CÔNG ĐÀO MÓNG ĐỀN TRẦN TẠI CHÙA PHÚC LÂM THÔN CAO XÁ, DŨNG TIẾN, THƯỜNG TÍN,...
Chi tiết »

NGHI LỄ TRUYỀN THỤ DẢI MẠN Y CỦA ĐẠO TRÀNG CẤP CÔ ĐỘC CHO CÁC PHẬT TỬ TRONG ĐẠO TRÀNG TẠI CHÙA PHÚC LÂM

Sáng ngày 16/4/2023 (26 tháng 2 nhuận năm Quý Mão) tại chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá,...
Chi tiết »

Video

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ Phật đản năm 2023

Sáng 2/6, tức ngày 15/4 âm lịch, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...
Chi tiết »

BTS PHẬT GIÁO HUYỆN THƯỜNG TÍN KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN PL.2567

Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2023 nhằm ngày 7/4 năm Quý Mão.Ban trị sư GHPGVN huyện Thường Tín đã...
Chi tiết »

Chùa treo 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Chùa treo hay tu viện Huyền Không được xây dựng trên vách núi Hằng Sơn, huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn...
Chi tiết »

Đại đức Thích Chánh Thuần - Làm sao để đón tết an lành

Tết cổ truyền Quý Mão đã về trên khắp mọi miền tổ quốc, không khí đón xuân rạo rức muôn...
Chi tiết »

Video: Lễ đúc chuông đại hồng chung chùa Phúc Lâm

Sáng ngày 19/3/2017, chùa Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín,...
Chi tiết »

Tin tức mới

Khóa tu mùa hè - Hành trang tuổi trẻ

Những năm trở lại đây, đến chùa tu học dịp hè đã trở thành xu hướng, là lựa chọn tin cậy của những bậc phụ...
Chi tiết »

Lòng tham không hoàn toàn là xấu

Tài , Sắc , Danh , Thực, Thuỵ  những ham muốn phổ biến của mỗi con người, nó cũng chính là đối tượng của lòng...
Chi tiết »

ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN

Xin giới thiệu ĐỊA CHÍ HUYỆN THƯỜNG TÍN  Do Sở Văn hoá Thể thao và Thư viên TP Hà Nội ấn hành năm...
Chi tiết »

Văn Từ Thượng Phúc - nơi tôn vinh các bậc hiền tài, khoa bảng

Những ngày này, nhiều học sinh trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và các...
Chi tiết »

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 140

Hôm qua: 154

Tháng này: 6182

Tháng trước: 8522

Tất cả: 4686680


Đang online: 7
IP: 18.117.135.125
Mozilla 0.0