Trà - không đơn giản chỉ là trà, chỉ để uống. Trà còn là cuộc sống. Uống trà là để lắng tâm, tìm mình, nhìn ra ý nghĩa của cuộc sống trong những điều thi vị tưởng chừng nhỏ bé...Mời quý vị cùng khám phá thêm một cách nhìn cuộc sống qua đôi dòng suy tưởng về trà của nhà thơ Lương Đình Khoa.
Chi tiết »
Tục ngữ Hà Đông xưa có câu: “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Bốn làng này thuộc Quận Nam Từ Liêm, Quận Hà Đông, huyện Hoài Đức và Quận Cầu Giấy, được gọi là danh hương bởi có tiếng là đất văn vật, có nhiều người hiển đạt, làng quê trù phú, thịnh vượng. Cũng hàm nghĩa ấy, Cao Bá Quát (1809 – 1855) đã ngợi ca vùng đất Thường Tín ở phía nam Hà Nội trong bài thơ “Tiễn bạn Trúc Khê đi nhậm chức ở Thường Tín”: Văn nhã danh hương cổ hữu vân (xưa là đất văn vật, có tiếng).
Chi tiết »
Thầy dạy: “Cái chết có ngay trong cái sống, vậy mấy điệu phải siêng năng tu học, đừng để đời mình trôi qua trong từng giây phút của cái chết và cái sống một cách oan uổng”.
Chi tiết »
Cuốn sách “Thế giới Phật giáo” của tiến sĩ John Powers do nhà xuất bản Routledge phát hành từ năm 2016 mà tôi, người tự nhận là chăm đọc, chăm khám phá tìm tòi, nhất là những cuốn sách Phật giáo quý giá, hoàn toàn không biết gì cả.
Chi tiết »
Tất cả chúng ta đều thưởng thức mùa Xuân của loài người, hay của muôn loài, nghĩa là mùa Xuân với cây trổ hoa, nẩy mầm, sanh lộc và tất cả muông thú hướng về sự ấm áp của trời đất. Đó là mùa Xuân sanh diệt của thế gian. Còn người Phật tử nhìn mùa Xuân có gì khác hơn người thế gian hay không, chúng ta hãy cùng suy nghĩ và chia sẻ cho nhau.
Chi tiết »
Bằng tình cảm kính quý người con xứ Việt với bức tâm thư viết bằng trái tim chân thành, con, Phật tử Đức Phương (Pháp danh Chúc Đức) xin gửi lời chúc sức khỏe vạn an đến sư ông Nhất Hạnh, sư cô Chân Không cùng toàn thể tăng thân Làng Mai.
Chi tiết »
Người ta chưa từng được học để đối diện cái chết, dẫu cái chết luôn tồn tại trong mỗi phút giây cuộc sống.
Chi tiết »
Với “từ khóa” trên, tôi nghĩ ngay đến má, người đã sinh ra mình trên cuộc đời này. Hồi nhỏ, tôi lớn lên chỉ quanh quẩn ở làng quê, nghèo thiệt nghèo nhưng má tôi không bao giờ… than nghèo kể khổ.
Chi tiết »
Ác tánh trong con người do được nuôi dưỡng bởi thầy tà, bạn ác, bởi những nhận thức sai lầm từ các giáo thuyết, học thuyết, triết thuyết và chủ thuyết.
Chi tiết »
Trong buổi chia sẻ nọ, tôi hỏi mọi người: "Các bạn thiền để làm gì? Phải biết thiền để làm gì thì các bạn mới thiền đúng không? Người ta làm việc gì đều có căn nguyên của nó, tức nhân của nó đúng thế không?" Tựu chung lại, những người trả lời đều cho rằng thiền là để gác lại những bừa bộn hỗn tạp của tâm trí, để thảnh thơi khỏi những tất bật hàng ngày, để an lạc, để thoát khỏi phiền não,...
Chi tiết »
“YÊU MỘT CÔNG DÂN TOÀN CẦU LÀ YÊU CẢ ĐỊA CẦU"
Chi tiết »
Self love dịch ra tiếng Việt là yêu bản thân. Trong thần thoại Hy Lạp, có một câu chuyện tên là Truyền thuyết Hoa Thủy Tiên. Câu chuyện như sau:
Chi tiết »
Cố quên sẽ nhớ, cố nhớ sẽ quên. Sống biết mình, không để bụng là cách tốt đẹp để biết quên mà không cần cố.
Chi tiết »
Mâu thuẫn thường xảy ra khi bên trong ta nảy sinh chọn một thứ, nhưng hãy còn vương vấn thứ còn lại. Cuộc sống bất toàn khi ta có ý muốn đạt được một cái gì đó, vì lúc này, ta cũng sẽ bị tổn thương bởi điều ta cho rằng ta đã đánh mất. Nhưng nếu ta không khởi sinh muốn gì, ta lại có được tất cả.
Chi tiết »
Đối diện với thực tại vốn là cốt lõi của tu học. Thế nhưng, chúng ta chẳng phải là tảng đá để cứ ngồi đó hứng chịu những điều vô ích hay độc hại/nguy hiểm.
Chi tiết »
Càng tu là càng thấy ra nhiều sai lầm, tội lỗi của mình. Không phải cố tình tạo ra sai lầm, hay tội lỗi để thấy, mà giờ đây, vì có chánh niệm - tỉnh giác với mỗi hành vi và nhận thức của mình nên càng lúc, tánh biết của ta càng phát huy để thấy ra tham, sân và si, điều mà trước đây, khi sống một cách vô thức hay nuông chiều theo bản ngã, ta đã không thể thấy một cách trong sáng.
Chi tiết »
Sự thật không phải là tư tưởng, và không phải là triết lý. Vì tư tưởng và triết lý là sự kết luận, là kết quả của tư duy, nhưng chân lý chỉ có đúng ở đây và bây giờ. Sự thật không thể được kết luận mà chỉ có thể được soi sáng trong thực tại. Nếu người ta thấy ra vô thường trong cuộc sống, thì người ta sẽ không kết luận bất cứ điều gì. Vì một khi anh kết luận lúc này, thì nó chỉ đúng vào lúc này. Thời điểm tiếp theo, mọi thứ liên tục biến đổi. Khi anh thấy một bông hoa vào lúc này, anh chỉ thấy bằng tâm trong sáng thôi, thì đó là thực thấy. Nhưng nếu anh kết luận như vậy mới là bông hoa, thì sự kết luận ấy đã sai khác với sự thật.
Chi tiết »
Tập khí là những thói quen xấu mà chúng ta đã tạo tác trong vô lượng kiếp, sự chất chồng sâu dày của những thói quen này khiến con người thường dễ rơi vào quán tính tạo tác của bản ngã tham, sân, si nếu họ không chịu nhìn lại chính mình.
Chi tiết »
Phần đa con người trong đời sống luôn tìm kiếm những thứ để thỏa mãn chính mình. Người học đạo thì thường rơi vào bẫy tìm kiếm phương tiện tu tập để đạt thanh thản hay thần thông, có người đọc nhiều kinh sách để thỏa mãn việc tìm cầu tri thức, có người tìm thầy để thỏa mãn việc nương tựa,... Người chưa hướng đạo thì tìm cầu tiền, tài, danh, lợi để thỏa mãn cái ta hay thể hiện "bản lãnh" của chính mình. Nhưng bất kể làm cái gì để thỏa mãn bản thân đều là vô minh, chỉ đang xây đắp cho bản ngã thêm sâu dày và kiên cố.
Chi tiết »
Nếu đơn thuần coi mọi nhân duyên đến với mình là trải nghiệm, và mở lòng đón nhận để học bài học của mình, thì ta không bao giờ có sự mâu thuẫn, hoặc ta có thể tiết giảm sự mâu thuẫn đó một cách tối đa.
Chi tiết »
Tập khí phán xét bên trong mỗi chúng ta rất sâu dày, nó là biểu hiện của tâm sân, tức là một thái độ không bằng lòng, một thái độ giận dữ, khinh ghét được huân tập nơi nội tâm qua vô lượng kiếp sống. Vì tập khí này rất lì lợm nên nó đòi hỏi một thái độ hết sức kham nhẫn thì mới có thể thấy hết bản chất cảm dỗ mạnh mẽ ấy.
Chi tiết »
Vừa rồi tôi có lên Chùa Bửu Long với hy vọng có cơ duyên gặp gỡ sư ông Viên Minh, người đã khai thị cho tôi thấy ra nhiều sự thật quan trọng trong cuộc sống để bắt đầu một cuộc đời mới đầy đạo vị.
Chi tiết »
Hành trình chuyển hóa của một “đầu gấu” 9x
Chi tiết »
Viên Minh, đầu năm 2001. Tác giả được trải nghiệm đời sống tu học tại chùa Ráng. Thời gian trôi qua vừa tròn 20 năm, với những điều mắt thấy, tai nghe xin được ghi lại để rõ hơn đời sống tu hành của bậc Cao Tăng sống qua 2 đời vua Khải Định, Bảo Đại.
Chi tiết »
Cầm trên tay quyển Nhớ người lái đò (Thượng tọa Thích Viên Trí) của Sư đệ vừa tặng, tôi giở ra đọc.
Chi tiết »
Hàng năm, cứ độ Thu về, vào dịp 20-11, lòng con lại bồi hồi nhớ lại khoảnh khắc cách đây hơn 8 năm khi con xin Thầy đi xuất gia.
Chi tiết »
Những ngày này, dịch Covid-19 tràn lan khắp chốn, từ trong nước ra đến quốc tế, từ người dân bé mọn đến lãnh đạo quốc gia, tất cả đều chìm ngập trong nỗi lo âu. Bởi, biến thể của virus thật hết sức khó lường, mọi hoạt động thường nhật của xã hội gần như tê liệt, kinh tế ngột ngạt đang bắt đầu dần lộ rõ...
Chi tiết »
Sân hận thuộc về bản ngã của mỗi con người. Có lẽ, chế ngự cơn giận không thể thành công ngày một ngày hai được, cũng không thể thành công hoàn toàn trong mọi tình huống cuộc sống.
Chi tiết »
Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.
Chi tiết »
Ngày nay chúng ta đi chùa, nhìn tượng Đức Thế Tôn uy nghi trên chánh điện, đôi khi quên rằng, đã có thời, Ngài cũng từng là một đứa trẻ, được một bà mẹ sinh ra, được nuôi dưỡng trong nhung lụa êm ấm...
Chi tiết »
Dưới cái nắng nhẹ chuyển mùa tháng Ba không đủ tạo cho mọi người cảm nhận oi bứt mà ngược lại, cùng với dòng chảy thời gian vẫn còn mang nét đẹp và tươi mát của nhưng ngày cuối mùa Xuân.
Chi tiết »
Xin gửi tới đại chúng bài tản văn "Sen tịnh tâm giữa mùa Phật đản" qua giọng đọc của ĐĐ. Thích Chánh Thuần, giống như sen kia, sinh ra từ bùn nhưng chẳng nhiễm ô, sinh giữa cõi Ta Bà nhưng học theo Đức Phật, chúng ta bỏ đi việc ác, làm những việc lành, giữ thân tâm trong sạch ....
Chi tiết »
Trong đời sống của con người, mình không thể đi một mình, mình không thể sống một mình, mình không thể vui một mình, mình không thể buồn một mình, mình không thể ăn một mình, mình không thể uống một mình, trong thế gian này không có cái một mình nào mà tự nó tồn tại được cả.
Chi tiết »
Những ngày cuối năm là thời điểm mọi người đều rất bận rộn với những dự định cuối cùng trong năm để có thể về quê đón Tết với gia đình. Đối với những người sống và làm việc xa nhà, những ngày cuối năm luôn mang lại rất nhiều cảm xúc khó tả.
Chi tiết »
"Hoa trôi trên sóng nước" là cuốn tự truyện tâm linh về Satomi Myodo của Sallie B. King đăng trên tạp chí Phật học Kyosho được các độc giả, nhất là độc giả nữ, say mê theo dõi.
Chi tiết »
Đứng trước căn bệnh hiểm nghèo và cái chết ập đến, hầu hết con người đều bàng hoàng, sợ hãi... khi mà trong tiến trình sống thì họ rất cang cường! Vậy tại sao con người sợ chết? Đây là câu hỏi và là vấn đề đã làm tốn biết bao giấy mực của các bậc hiền triết cũng như Tổ thầy xưa và nay.
Chi tiết »
Gia đình và đặc biệt là người vợ là cầu nối cho ông hoàn thành tâm nguyện ấy. Xúc động trước tình cảm của vợ dành cho mình nên trong tập thơ Hương Làng ông đã thốt lên hai câu: “Lửa reo trên bếp than hồng/gom tiền bán cháo cho chồng in thơ”.
Chi tiết »
Mọi người chúng ta: Dù là quan chức hay lao động phổ thông. Ai cũng phải đến lúc tuổi già, phải nghỉ việc để được nghỉ ngơi, an dưỡng trong những năm tháng cuối của cuộc đời. Chính lúc này ta mới có điều kiện và thời gian để tự nhìn lại chính mình trong những năm tháng đã qua.
Chi tiết »